Bỏ túi phương pháp chế tạo trục con lăn chi tiết nhất

12/07/2021

Trục con lăn là một bộ phận rất quan trọng trong cấu trúc 1 con lăn. Bộ phần này giúp cho con lăn có thể hoạt động một cách thuận lợi, êm ái, linh hoạt và chính xác nhất. Nên khi chế tạo, gia công trục cần phải được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác đến từng Milimet. Dựa trên những quy chuẩn khắt khe nhất, nhằm tạo ra những mẫu sản phẩm chất lượng cao.

Thông qua nội dung bài viết dưới đây, Hoàng Dương sẽ chia sẻ đến bạn phương pháp chế tạo trục con lăn chi tiết nhất nhé.

Những vấn đề cần lưu ý trước khi chế tạo trục con lăn.

Có rất nhiều người còn thắc mắc rằng trục con lăn dùng để làm gì hay điều kiện làm việc ra sao? Vậy hãy cùng Hoàng Dương tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé.

 Về chức năng.

Trục con lăn có cấu tạo dạng trục, bề mặt trụ tròn xoay. Phần mặt ngoài của trục được lắp ghép với vòng bi và vỏ con lăn. Các loại trục này được sử dụng rất phổ biến trong cách ngành công nghiệp chế tạo máy.

Điều kiện làm việc.

- Bề mặt làm việc riêng của con lăn là mặt tròn hình trụ có đường kính Ø12- Ø48mm.

- Điều kiện làm việc của trục phải đảm bảo được độ cứng xoắn và độ cứng uốn.

- Trải qua thời gian làm việc hệ thống lâu dài phần trục con lăn sẽ nhanh chóng bị mòn hoặc hư hỏng. Vì vậy khi gia công, chế tạo yêu cầu nghiêm ngặt về các chi tiết cần đảm bảo độ chính xác tuyệt đối. Ngoài ra, trong quá trình gia công phải đảm bảo đạt được độ cứng cần thiết mới đạt yêu cầu kỹ thuật.

Vật liệu nào tốt nhất khi chế tạo trục con lăn.

Hiện nay, người ta thường sử dụng thép C45 là vật liệu chính để chế tạo con lăn, sử dụng rất phổ biến trong các ngành chế tạo máy.

Lựa chọn kích thước trục con lăn.

- Bề mặt trục cần phải được gia công một cách chính xác, tạo được bộ nhẵn bóng trên bề mặt giúp cho quá trình gia công chi tiết được thuận lợi và thẩm mỹ hơn.

- Nếu phần bề mặt không góp mặt vào công đoạn lắp ráp, thì trục con lăn cần phải được tiện tinh.

- Sai số độ ovan và độ côn bền mặt không được vượt quá 0.01mm.

- Lỗ ở trục con lăn thường không ảnh hưởng đến quá nhiều trong quá trình làm việc, nên khi gia công không cần yêu cầu quá cao, chỉ cần khoan là được.

- Bề mặt rãnh của trục được gia công bằng phương pháp phay.

- Ngoài ra, các đầu trục và các cạnh nếu còn sắc, phải được vát mép theo góc định sẵn để đảm bảo độ an toàn trong quá trình sử dụng.

Một số yêu cầu kĩ thuật trong quá trình thi công.

- Trong quá trình gia công thì bề mặt làm việc của trục con lăn. Phần trục được lắp đặt trên 2 ổ đỡ, do đó cần phải đảm bảo chính xác về độ đồng tâm giữa đường tâm trục thẳng với các cổ trục.

- Cần đảm bảo sự đồng tâm giữa 2 đầu trục.

- Bề mặt lắp ghép cần song song với nhau.

Mách bạn những phương pháp chế tạo trục con lăn phổ biến nhất hiện nay.

Trên thực tế có rất nhiều phương pháp gia công, chế tạo trục con lăn, mỗi phương pháp đều sở hữu những ưu điểm riêng. Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những phương pháp chế tạo phổ biến nhất nhé.

Lựa chọn những vật liệu phù hợp nhất để chế tạo.

Bề mặt làm việc của trục con lăn yêu cần phải có khả năng chịu uốn và chịu xoắn tốt. Nên vật liệu chế tạo thường là thép C45, có kết cấu dẻo dai và tính đúc tốt. Phần trục có dạng hình trụ tròn xoay.

Chế tạo bằng phương pháp rèn tự do.

Đây là phương pháp sử dụng ngoại lực để chế tạo thông qua các dụng cụ làm cho vật liệu biến dạng ở nhiệt độ cao để rèn. Nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.

* Ưu điểm của phương pháp rèn.

+ Phương pháp này rất linh hoạt trong chế tạo, được sử dụng rộng rãi và có thể tạo ra các phương pháp có kích thước lớn.

+ Các thiết bị đơn giản, dễ kiếm và chi phí đầu tư nhỏ.

* Nhược điểm.

+ Chi phí gia công lớn, hiệu quả kinh tế thấp, độ chính xác về kích thước kém.

+ Chất lượng các sản phẩm không đồng nhất, năng suất thấp.

Chế tạo bằng phương pháp cán.

Bằng cách cán nóng làm cho vật liệu bị biến dạng làm cho 2 trục quay ngược chiều nhau. Các khe hở nhỏ hơn so với chiều cao của trục và đảm bảo chiều cao trục giảm và chiều dài, chiều rộng tăng.

* Ưu điểm của phương pháp cán.

+ Giúp cho chất lượng tăng cao, năng suất làm việc lớn.

+ Phương pháp cán luôn cho dộ chính xác cao, bề mặt trục luôn nhẵn mịn và đẹp mắt.

* Nhược điểm.

+ Lực tác động quá lớn, nên rất khó kiểm soát gây đứt, gãy bề mặt. Lực cán lớn.

Chế tạo trục con lăn bằng phương pháp ép.

Gia công ép kim loại là một quá trình ép kim loại chứa trong một khoang kín hình trụ bằng cách đột với mặt cắt có tâm trên trục dưới.

* Ưu điểm của phương pháp ép.

+ Năng xuất cao, chế tạo được các sản phẩm chi tiết phức tạp.

+ Phương pháp ép cho chất lượng tốt với độ chính xác cao.

* Nhược điểm.

+ Độ bền kém, nhanh bị hao mòn.

Chế tạo bằng phương pháp kéo.

Đây là phương pháp kéo sợi phôi kim loại, qua lỗ khuôn kéo làm cho tiết diện ngang của trục giảm, chiều dài tăng. Sao cho hình dạng và kích thước tiết diện ngang bằng với hình dạng và kích thước của lỗ khuôn kéo.

* Ưu điểm của phương pháp kéo.

+ Kim loại dễ dạng biến dạng.

+ Mang độ bóng và nhẵn mịn, độ chính xác và chất lượng tốt.

* Nhược điểm.

+Kéo nguội vật liệu khó biến dạng nên cần lực kéo lớn và cho năng suất thấp. 

 - Khi kéo nóng kim loại biến dạng dễ dàng, năng suất cao hơn nhưng độ bền, độ bóng và độ chính xác của sản phẩm kém hơn

 - Chỉ áp dụng cho những trục con lăn có đường kính nhỏ. 

Một số sản phẩm trục con lăn bán chạy nhất thị trường hiện nay

Trục con lăn đóng tàu: Dùng cho chân vịt và các trục truyền động trong ngành công nghiệp đóng tàu thuyền, hoặc trục trong các kết cấu lớn đòi hỏi chịu lực va đập và chịu mài mòn cao… Xem chi tiết sản phẩm tại: Trục đóng tàu

Trục rèn (trục con lăn) sau giá công: Theo nhu cầu của khách hàng, các trục cán trong nhà máy thép…Xem chi tiết sản phẩm tại đây

Trục cán rèn thép hợp kim

Trục cán rèn thép hợp kim

Trục rèn (trục con lăn) gối xoay thủy điện

Thép rèn hay trục con lăn chế tạo (Finished forged steel)

Trục rèn hay trục con lăn gối xoay Thủy điện (Forged shaft for Rotation radial gate supporting in HPP): Dùng chế tạo các trục đỡ trong gối xoay cửa van cung công trình thủy điện, chế tạo các trục cán trong nhà máy xi măng, chân vịt và trục trong các kết cấu lớn đòi hỏi chịu lực va đập và chịu mài mòn cao... Xem chi tiết sản phẩm tại: http://hoangduongvietnam.vn/truc-ren-goi-xoay-thuy-dien-forged-shaft-for-rotation-radial-gate-supporting-in-hpp

Trên đây, Hoàng Dương đã chia sẻ đến bạn những phương pháp chế tạo trục con lăn phổ biến nhất hiện nay. Cho dù bất kỳ là phương pháp chế tạo nào cũng cần được thực hiện ở những đơn vị có chuyên môn và đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn hãy liên hệ ngay với Hoàng Dương qua địa chỉ bên dưới nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HOÀNG DƯƠNG

Địa chỉ: Lô TT6.2B-86 KĐT mới Đại Kim, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024.36418578

Số hotline: 0908 196 901 – 0901 947 587

Email: hoangduong.int@gmail.com

  • Chia sẻ: